Thiết kế phòng bếp bao nhiêu m2 là hợp lý?

Thực tế không có quy chuẩn nào có thể áp dụng được cho tất cả mọi căn bếp. Diện tích phòng bếp bao nhiêu m2 là hợp lý? Sẽ phụ thuộc chủ yếu vào diện tích mặt bằng của của ngôi nhà. Cũng như nhu cầu sử dụng bếp của gia đình. 

dien-tich-phong-bep-bao-nhieu-hop-ly
Bố trí không gian bếp hợp lý

Cách bố trí không gian cho diện tích phòng bếp bao nhiêu là hợp lý

Một phòng bếp hợp lý nhất là phòng bếp có đủ diện tích và đủ công năng phù hợp với các thành viên trong gia đình. Nhiều nhà chỉ cần 1 gian bếp nhỏ khoảng 10m2 là đủ diện tích sinh hoạt. Nhưng với căn nhà lớn thì bếp có thể rộng hơn thậm trí lên đến 30m2. Điều quan trọng nhất, chính là cân đối về thiết kế và việc bố trí sắp xếp các đồ dùng sao cho hợp lý. Trong trường hợp diện tích nhà bạn nhỏ như thiết kế của nhà ống hoặc chung cư. Thì có thể thiết kế phòng khách liền bếp để tối ưu không gian sinh hoạt chung cho gia đình. Ở nước ta, có 4 loại diện tích phòng bếp phổ biến ở nước ta như sau: 12m2, 15m2, 20m2 và 25m2 bạn có thể tham khảo.

Câu hỏi “Diện tích phòng bếp bao nhiêu m2 là hợp lý” sẽ được trả lời bằng các phương án thiết kế sau đây. Tùy thuộc vào không gian bếp gia đình bạn mà sẽ lựa chọn lối bố trí phù hợp. Cơ bản trên thị trường hiện nay có các cách bố trí bếp phổ biến như sau:

cac-cach-thiet-ke-cho-dien-tich-phong-bep-hop-ly
Các cách thiết kế cho diện tích phòng bếp hợp lý

Kiểu dáng tủ bếp phù hợp với diện tích từng không gian

Với phòng bếp hẹp và dài. Sẽ phù hợp với kiểu thiết kế bếp thẳng thông thường hoặc bếp 2 vế song song. Thiết kế tủ bếp kiểu này sẽ chạy dài theo bề mặt tường. Bên cạnh đó, vẫn sẽ để lại lối đi nhỏ ở giữa để cho người nấu nướng di chuyển hoặc các thành viên trong gia đình đi lại giữa các khu vực.

dien-tich-bep-hop-ly-tu-bep-acrylic-nha-bac-nha-the-terra An Hưng (8)
Thiết kế tủ bếp Acrylic song song cho gian bếp hẹp và dài của nhà bác Nhàn ở The Terra
An Hưng

Với những gian bếp hình chữ nhật và vuông nhưng diện tích vừa và nhỏ. Thiết kế bếp chữ L sẽ là lựa chọn phù hợp nhất. Bếp chữ L sẽ bao trọn không gian một góc tường. Để dành phần lớn không gian còn lại cho việc sinh hoạt và di chuyển trong không gian bếp.

tu-bep-melamine-nha-anh-minh-HQV
Thiết kế tủ bếp chữ L cho gian bếp chung cư nhà anh Minh

Với những thiết kế phòng bếp liền phòng khách hoặc những gian bếp rộng. Kiểu thiết kế chữ U, bếp kết hợp bàn đảo hoặc quầy bar sẽ là giải pháp tối ưu. Vừa tận dụng tối ưu được không gian vừa phô ra hết vẻ đẹp và sự sang trọng của không gian bếp.

dien-tich-phong-bep-bao-nhieu-m2-hop-ly-cho-gian-bep-roojng
Thiết kế cho bếp rộng với đảo bếp dài phong cách bán cổ điển

Bố trí khu vực công năng cho diện tích phòng bếp bao nhiêu m2 cũng hợp lý

Trong bố trí công năng cho không gian bếp chúng ta cần để ý nhất đến 4 khu vực công năng chính như sau:

Khu vực lưu trữ thực phẩm

Khu vực lữu trữ thực phẩm là nơi để chúng ta cất tất cả các loại thực phẩm như thịt, rau, đồ khô. Là kho chứa mỗi khi chúng ta đi chợ về. Khu vực này có thể bao gồm tủ lạnh và tủ đồ khô. Tủ lạnh là một thiết bị gần như là không thể thiếu trong không gian bếp. Do nhu cầu lưu trữ và bảo quản thực phẩm hàng ngày. Bên cạnh đó, dàn tủ bếp trên cũng chính là một kho chứa tuyệt vời cho thực phẩm. Ngoài ra, với những gian bếp rộng và đủ diện tích, chúng ta có thể bố trí thêm một hệ tủ đồ khô nằm bên cạnh tủ lạnh để đựng những thực phẩm khô như: sữa, mì, bánh, kẹo,… 

tu-bep-inox-canh-acrylic-nha-anh-may (5)
Chiếc tủ lạnh side by side chính là một kho lưu trữ thực phẩm tuyệt vời

Khu vực rửa đồ ăn sơ chế đồ ăn

Đây là khu vực chức năng đặc biệt quan trọng. Hầu hết mọi thực phẩm đều càn trải qua công đoạn rửa và sơ chế trước khi tiến hành nấu. Khu vực này sẽ gồm bồn rửa bát + một diện tích mặt bàn bếp để sơ chế tối thiểu khoảng 40mm (thường sẽ là khoảng cách giữa bếp và chậu rửa). Với những gian bếp lớn, ta có thể bố trí một diện tích để sơ chế đồ ăn lớn hơn.

dien-tich-phong-bep-bao-nhieu-m2-hop-ly
Khu vực rửa và sơ chế đồ ăn

Khu vực nấu ăn

Bây giờ sẽ tiến hành đến công đoạn cuối cùng là nấu. Khu vực nấu ăn thì chắc chắn không thể thiếu bếp nấu. Bên trên đó có thể là 1 chiếc hút mùi làm sạch mùi đồ ăn khỏi không khí. Hoặc bên cạnh có thể là những hệ lò nướng, lò vi sóng,… Khu lưu trữ dụng cụ nấu ăn nên được bố trí gần khu vực này để tiện trong quá trình nấu. Ngoài ra, nấu ăn thường gây ra bắn bẩn và dầu mỡ nên cần hạn chế việc bố trí đồ đạc và phụ kiện gần khu vực nấu. Đảm bảo khoảng cách để giữ gìn cho chúng được sạch sẽ.

bep tu eurosun
Bếp nấu

Khu vực lưu trữ dụng cụ nấu ăn

Chế biến đồ ăn thì cần phải có dụng cụ như xoong, nồi, bát, đĩa, dao, gia vị… Tất cả các dụng cụ này đểu có những phụ kiện tủ bếp chuyên dụng giúp sắp xếp chúng một cách gọn gàng. Đa phần những loại phụ kiện này đều được bố trí ở phần tủ bếp dưới. Và được cân đối để dung hòa với diện tích thực tế của không gian bếp.

khoang-de-xoong-noi
Khoang để giá thìa dĩa, xoong nồi và dụng cụ nấu ăn

Các khu vực cần phải đảm bảo khoảng cách cần thiết, và những gì có liên quan đến nhau nên được sắp xếp ở gần nhau để tiện cho quá trình thao tác trong bếp. Bạn có thể sắp xếp theo thứ tự: Khu vực lưu trữ thực phẩm (Tủ lạnh) -> Khu vực rửa và sơ chế đồ ăn (Chậu rửa) -> Khu vực nấu ăn và lưu trữ dụng cụ (Bếp).

Có thể bạn quan tâm: Kích thước tủ bếp chuẩn chiều cao người Việt

Bạn còn băn khoăn gì không? Hãy liên hệ để chúng tôi tư vấn cho bạn nhé!

? Địa chỉ: Số 12, Ngõ 45 Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội

☎️ Hotline: 097 171 1245 – 098 303 4766

Facebook Icon Logo Vector (.EPS) Free Download Fanpage: Nội Thất Gia Thanh

1f30d Website: noithatgiathanh.vn

🎬Youtube: Nội Thất Gia Thanh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *