Gỗ công nghiệp hiện đang được sử dụng rộng rãi trong các thiết kế nội, ngoại thất. Do các ưu điểm vượt trội như chất lượng gỗ ổn định, khả năng chống mối mọt cao. Đăc biệt khắc phục được các nhược điểm như nặng, dễ cong vênh, mối mọt… của gỗ tự nhiên. Với sản phẩm tủ bếp hay nội thất chung cư hiện nay, gỗ công nghiệp là lựa chọn hàng đầu.
Bên cạnh đó, gỗ công nghiệp thường có bề mặt đồng đều, trơn phẳng, dễ dàng kết hợp với các loại chất liệu bề mặt khác nhau cho sản phẩm hoàn thiện, màu sắc phong phú. Ưu điểm của chúng là dễ thi công, giá thành không cao và nếu được bảo quản tốt, hoàn toàn có thể có tuổi thọ sử dụng lâu dài.
Hãy cùng Nội Thất Gia Thanh tìm hiểu về 6 loại gỗ công nghiệp giúp khách hàng có sự lựa chọn hoàn hảo nhất cho tủ bếp hay nội thất căn hộ.
Gỗ MFC (Melamine Face Chipboard)
MFC, còn gọi là Ván dăm phủ melamine. Là loại gỗ sử dụng các loại cây thu hoạch ngắn ngày, băm nhỏ thành các dăm gỗ, kết hợp với keo, ép tạo độ dày thành tấm dưới cường độ áp suất cao. Sau đó, sử dụng lớp Melamine cứng và chịu nhiệt để ép lên bề mặt. Melamine có thể phủ 1 mặt hoặc 2 mặt, dạng màu trơn, giả vân gỗ hoặc giả kim loại.
Phân loại: Loại thường & Loại chống ẩm.
Độ dày thông dụng: 18mm, 25mm.
Tính chất: Bề mặt chống trầy xước, chịu nhiệt rất tốt, giá thành rẻ và dễ thi công.
Ứng dụng: Rộng rãi trong nội thất như giường, tủ, bàn, vách ngăn…
Gỗ MFC
Gỗ MDF (Medium Density Fiberboard)
MDF, còn gọi là Ván ép bột sợi. Là gỗ được xay nhuyễn thành sợi, trộn keo với tỷ trọng từ 520-850kg/m3, chứ không phải là dăm gỗ như MFC nên có chất lượng tốt hơn. MDF có độ bền cơ lý cao, kích thước lớn.
Phân loại: Loại thường & Loại chống ẩm
Độ dày thông dụng: 3mm, 4mm, 5mm, 6mm, 9mm, 12mm, 15mm, 17mm, 18mm, 20mm, 25mm.
Tính chất: Không nứt, không co ngót, ít mối mọt, tương đối mềm, chịu lực yếu, dễ gia công. Bề mặt có độ phẳng mịn cao, có thể làm lớp cốt hoàn thiện rất tốt cho nhiều loại vật liệu hoàn thiện bao gồm cả sơn các loại.
Ứng dụng: Sử dụng nhiều cho nội thất gia đình: tủ bếp, bàn, tủ… và văn phòng.
Gỗ MDF
Tham khảo: So sánh gỗ MDF lõi xanh và nhựa picomat
Gỗ HDF (High Density Fiberboard)
HDF được sản xuất từ bột gỗ của các loại gỗ tự nhiên. Bột gỗ được xử lý kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt, sau đó được ép dưới áp suất cao (850-870 kg/cm2). Do kết cấu bên trong có mật độ cao hơn các loại ván ép thường nên gỗ HDF đặc biệt chống ẩm tốt hơn gỗ MDF.
Độ dày thông dụng: 3mm, 6mm, 9mm, 12mm,15mm, 17mm, 18mm, 20mm, 25mm.
Tính chất: Không nứt, không co ngót, rất cứng, chịu nước, chịu nhiệt và cách âm khá tốt. Bề mặt bóng, thống nhất, tạo được thớ và vân gần như gỗ thật.
Ứng dụng: Đồ nội thất trong nhà và ngoài trời, tấm tường, đồ nội thất, vách ngăn phòng, và cửa ra vào. Do tính ổn định và mật độ gỗ mịn nên làm sàn gỗ rất tốt.
Gỗ công nghiệp Black HDF hay là CDF (Compact Density Fiber Board)
Gỗ CDF hay gỗ Black HDF – giải pháp tuyệt vời cho các sản phẩm đòi hỏi tính chịu ẩm, chịu nước cao như tủ bếp, vách ngăn, lavabo, vách vệ sinh, top bàn cafe, vách trang trí, các thiết bị cắt định hình phức tạp,…
Với tấm CDF có giá thành phải chăng, bề mặt đa dạng về màu sắc. Dễ dàng thi công bằng các loại máy phổ biến cho ván công nghiệp hiện nay. Đặc biệt lõi ván nhuộm màu đen là điểm cộng tuyệt đối cho các chi tiết cắt trang trí trông thẩm mỹ hơn hết. Tính năng nổi bật là khả năng chịu ẩm, chịu nước được đánh giá rất cao và là lợi thế tuyệt đối trong môi trường nội thất gia đình. CDF chỉ cần lau dầu ở các cạnh ván thì đã có thể sử dụng như một chi tiết hoàn thiện.
6 loại gỗ công nghiệp
Gỗ Plywood
Plywood, còn gọi là Ván ép, được ép từ những miếng gỗ thật đã qua xử lý hấp sấy. Chúng rất mỏng (~1mm), ép ngang dọc trái chiều nhau bằng keo chuyên dụng để tăng tính chịu lực. Plywood cấu tạo từ các tấm gỗ nên chất lượng tốt nhất trong các loại gỗ công nghiệp. Do đó giá thành cao.
Độ dày thông dụng: 3mm, 5mm, 6mm, 8mm, 10mm, 12mm, 15mm, 18mm, 20mm, 25mm
Tính chất: Không nứt, không co ngót, ít mối mọt, chịu lực cao. Khả năng chịu nước rất tốt. Bề mặt thường không phẳng nhẵn.
Ứng dụng: Bàn, vách, tủ kệ trong nội thất. Do khả năng chịu nước tốt nên Plywood thường được sử dụng cho các khu vực hay tiếp xúc với nước. Như khoang bát, khoang chậu rửa, tủ lavabo…
Gỗ công nghiệp WPB (Water Proof Board)
Gỗ WPB với kết cấu gốc nhựa, tấm WPB có trọng lượng nhẹ, chậm cháy và hoàn toàn chống nước. Được sử dụng rộng rãi cho các thiết kế quảng cáo, hội chợ, trang trí nội và ngoại thất. Đặc biệt là cửa chống nước, tủ bếp, tủ vệ sinh, vách vệ sinh, vách trang trí… WPB có độ bền vượt trội, đặc biệt không mối mọt, không ẩm mốc. Lại an toàn cho sức khỏe người sử dụng.
Gỗ WPB không những có thể sử dụng bề mặt mịn đẹp có sẵn để thi công. Mà còn có thể phủ thêm các vật liệu bề mặt khác tạo màu và vân đa dạng. Như Acrylic, Laminate, sơn hay phủ film PVC…
Với những thông tin chi tiết về từng loại gỗ trong bài viết này hi vọng giúp khách hàng lựa chọn được gỗ phù hợp cho không gian và nhu cầu sử dụng của gia đình. Đối với các sản phẩm nội thất như tủ bếp, tủ áo hay tủ giày đều có thể lựa chọn các loại gỗ nêu trên.
Có thể bạn quan tâm: Tủ bếp gỗ công nghiệp thiết kế đẹp nhất
=> Xem thêm các công trình đã hoàn thành của Nội Thất Gia Thanh tại: Công Trình
Liên hệ Nội Thất Gia Thanh để chúng tôi tư vấn và báo giá tốt nhất cho bạn.
Địa chỉ: Số 12, Ngõ 45 Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 097 171 1245 – 0983 034 766
Fanpage: Nội Thất Gia Thanh
Website: noithatgiathanh.vn
🎬Youtube: Nội Thất Gia Thanh
Pingback: Tủ bếp gỗ công nghiệp thiết kế hiện đại, đẹp nhất - Nội Thất Gia Thanh
Pingback: Gỗ Plywood là gì? Và ứng dụng Plywood trong nội thất thế nào?